Các Giải Pháp
Sản Phẩm
Giới Thiệu Công Ty
Liên Hệ

Phòng dự án.
Hotline : 0902 818 085
Email : pgd.kinhdoanh@nghenang.com.vn

DỰ ÁN SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI

Nghệ Năng cung cấp giải pháp thông gió làm mát & xử lý bụi, khí thải công nghiệp.

Các giải pháp
Giới thiệu về chúng tôi

Nghệ Năng cung cấp giải pháp thông gió làm mát & xử lý bụi, khí thải công nghiệp.

Sản Phẩm

HỆ CỨU HỎA VÀ HÚT KHÓI PCCC

Hiểu đơn giản thì hệ thống hút khói PCCC nhà xưởng chính là 1 trong các hệ thống quan trọng đóng vai trò hút khói, bụi từ bên trong không gian nhà xưởng ra ngoài. Đặc biệt, khi có hỏa hoạn xảy ra thì hệ thống này sẽ có chức năng tăng tốc để hút toàn bộ khói độc hại phát sinh từ đám cháy ra ngoài. Đồng thời, chúng giúp ngăn chặn sự lây lan của đám cháy, hạn chế khí độc hại để bảo vệ sự an toàn cho con người, bảo vệ tài sản có giá trị.

Thi công hệ thống cơ điện

Hút khói PCCC là gì?

Hệ thống MEP là từ viết tắt của Mechanical And Electrical Plumbing, là hệ thống liên quan đến điện, nước và cơ khí của một công trình kiến trúc. Đây đều là những hệ thống quan trọng của công trình kiến trúc, đảm bảo khi dự án đưa vào hoạt động đáp ứng được các nhu sản xuất và làm việc trong nhà xưởng.

M – Mechanical: là hệ thống cơ khí trong các công trình xây dựng và bao gồm các hạng mục đó là: hệ thống nhiệt, hệ thống điều hòa, hệ thống thông gió và các hệ thống khác thuộc hệ điều hành cơ khí.

♥ E – Electrical: là hệ thống điện trong các công trình xây dựng, bao gồm hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nhẹ, cấp nguồn,…

♥ P – Plumbing: liên quan tới việc thi công các hệ thống về nước trong xây dựng công trình, bao gồm hệ thống cấp, thoát nước và cả hệ thống nước chữa cháy.

Hệ cơ điện MEP
Hệ cơ điện MEP

Chi tiết về phần điện trong hệ thống M&E.

♥ Điện trong hệ thống M&E: Đây là nguồn cung cấp điện chính cho tòa nhà, hệ thống điện bao gồm: điện nặng và điện nhẹ.

 

♥ Điện nặng: Đây là nguồn điện có vai trò quan trọng trong bản vẽ thiết kế thi công hệ thống điện cơ, cụ thể:

–  Hệ thống cấp nguồn chính: Đây là nơi đặt các tủ trung thế, đường dây, máy biến áp, hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, RMU và rơ-le trung gian. Hệ thống tủ điện phân phối: Nơi cung cấp điện chính cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng,…

–  Hệ thống chiếu sáng phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Hệ thống ổ cắm: Được tìm thấy ở nhiều nơi trong công trình để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị điện.

– Hệ thống ánh sáng sự cố: Có thể kể đến như đèn exit và emergency để chỉ dẫn thoát hiểm trong những trường hợp sự cố công trình xảy ra.

– Hệ thống chống sét: Gồm có kim thu sét và cọc tiếp địa để đề phòng các trường hợp mưa to kèm theo sấm chớp.

Điện nhẹ (ELV) trong hệ thống M&E là gì? Đây là hệ thống điện công nghệ cao phục vụ cho tiện nghi và lợi ích của người sử dụng. Tuy chỉ có đóng góp không nhiều (khoảng 10 – 20%) nhưng quyết định chất lượng của cả công trình, cụ thể:

– Hệ thống mạng và internet: Đây là hệ thống mạng máy tính kết nối trên toàn thế giới để đáp ứng các nhu cầu như học tập, giải trí, công việc,…

– Hệ thống điện thoại: Có phạm vi sử dụng cố định trong tòa cao ốc, công ty, tổ chức,… để phục vụ cho mục đích liên lạc nội bộ.

– Camera an ninh giám sát: Đây là một phần không thể thiếu trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người và tài sản.

– Hệ thống liên lạc công cộng: Giúp hội nhập được tốt bằng cách chuyển mạch kênh thế giới thông qua các nhà khai thác điện thoại.

 

Chi tiết hệ thống thông gió và điều hòa.

Hệ thống thông gió (HVAC) là một dạng trao đổi nguồn không khí chất lượng vào không gian nhất định. Mục đích chính của việc này là để loại bỏ các yếu tố không cần thiết như: nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, mùi hôi, khói, bụi và CO2 ra khỏi không khí. Hệ thống thông gió trong các công trình ngày nay chủ yếu là:

♥ Thông gió cơ khí: Các tua-bin quay trao đổi không khí bằng cách chuyển đổi điện năng thành cơ năng. Loại hệ thống này thường được thấy ở các đồ điện như quạt gió, máy lạnh, máy lọc không khí,…

♥ Thông gió tự nhiên: Dựa trên sự chênh lệch của áp suất không khí, hệ thống này sẽ giúp lọc không khí trong một phạm vi nhất định. Các ví dụ điển hình có thể kể đến như giếng trời, cửa thông gió,…

Để đảm bảo hệ thống thông gió và điều hòa hoạt động tốt, cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế sau:

♥ QCVN 09: 2005 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

♥ QCVN 09: 2013 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

♥ TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.

♥ TCVN 306: 2004 Nhà ở và công trình công cộng-các thông số vi khí hậu.

TCVN 7830: 2012 Máy điều hòa không khí không ống gió. Hiệu suất năng lượng.

♥ TCVN 232: 1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.

Hệ cơ điện MEP
Hệ cơ điện MEP

Hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống bao gồm các thiết bị được sử dụng để phát hiện, báo cháy, ngăn chặn kịp thời đám cháy xảy ra, giúp giảm thiểu được tối đa những tổn thất không mong muốn từ người và của. Hệ thống phòng cháy thường được lắp đặt bởi đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng.

Hệ thống phòng cháy và chữa cháy là giải pháp phòng ngừa và can thiệp các sự cố về lửa hiện nay. Hệ thống này bao gồm 2 phần chính là:

 

– Hệ thống phòng cháy: Giúp phát hiện kịp thời các nguy cơ cháy, nổ xảy ra trong phạm vi quan sát.


♥ Hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy hiện nay chủ yếu sử dụng 3 loại là nước, bọt và khí. Tùy thuộc vào nguyên nhân đám cháy sẽ sử dụng loại phù hợp để dập tắt.

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, khách hàng cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể sau:

Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001

– TCVN 3256: 1989 An toàn cháy- Yêu cầu chung.

– TCVN 3255: 1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung.

– TCVN 4878: 2009 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy.

– TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

– TCVN 5738: 2001 – Hệ thống báo cháy yêu cầu kỹ thuật.

– QCVN 06: 2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

– TCVN 2622: 1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

– TCVN 3890: 2009 – Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

– TCVN 6160: 1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế.

– TCVN 6161: 1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và trung tâm thương mại.

– TCVN 7336: 2003 – Hệ thống chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – yêu cầu thiết kế & lắp đặt.

Nghệ Năng đơn vị tư vấn, thi công và lắp đặt hệ thống HVAC uy tín.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên là những kỹ sư, công nhân lành nghề, có giám sát thi công. Các công trình của Nghệ Năng (NNi) thực hiện luôn đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật an toàn tuyệt đối cho công trình.

Thi công lắp đặt hệ thống HVAC là cả một quá trình, để có thể đảm bảo đúng tiến độ, quy trình này phải diễn ra thật nhịp nhàng và nối khớp với nhau.

 Với thiết kế đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp. Nếu khách hàng chưa thể lựa chọn cho mình được kiểu hệ thống hút bụi phù hợp nhất, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0937 818 085  gặp (Phòng KD) chuyên viên kỹ thuật của công ty sẽ tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết.

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN NGUYỄN THÁI THẠCH

Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió HVAC.

Khảo sát và tư vấn

Khảo sát, tư vấn.

Thiết kế dự án NNI

Giai đoạn thiết kế

Thi công lắp đặt

Lắp đặt

Đội lắp đặt NNI

Dịch vụ bảo trì

Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm.

Quạt trần công nghiệp iFan

Tạo nên sự di chuyển không khí lớn chưa từng có trước đây – cách duy nhất để làm mát không gian rộng lớn.

5 lý do nên sử dụng máy làm mát

Sự thay thế duy nhất cho điều hòa công nghiệp- Hiệu quả và kinh tế

Liên hệ với chúng tôi