Phòng dự án.
Hotline : 0902 818 085
Email : pgd.kinhdoanh@nghenang.com.vn
Nghệ Năng cung cấp giải pháp thông gió làm mát & xử lý bụi, khí thải công nghiệp.
Nghệ Năng cung cấp giải pháp thông gió làm mát & xử lý bụi, khí thải công nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã chủ động ứng phó, tìm ra các giải pháp để duy trì sản xuất, kinh doanh và phát triển. Cơ hội và thách thức đan xen, các doanh nghiệp phải tự cơ cấu lại để vượt qua “sóng gió”.
Những ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm một số doanh nghiệp cơ điện, chứng kiến nỗ lực, ý chí vượt khó thật đáng trân trọng. Tại Công ty Cơ khí Kim Chung, bà Trịnh Thị Hồng Châu, Giám đốc công ty tiếp chúng tôi với nhiều nỗi niềm, đơn hàng nhiều, nhưng khó khăn vẫn còn vây bủa. “Từ khi xảy ra dịch bệnh đến nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều trở ngại do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá nguyên liệu, cước vận tải tăng cao…
Tuy nhiên, công ty đã chủ động, linh hoạt tìm nhiều nguồn cung nguyên liệu để bảo đảm sản xuất và tìm thêm thị trường tiêu thụ. Chúng tôi vẫn nỗ lực hết sức đáp ứng đơn hàng.
Dù tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp nhưng công ty vẫn trụ vững được và tìm giải pháp tiếp tục phát triển”, bà Châu cho biết.
Điều mà bà Châu cảm thấy hạnh phúc nhất trong điều kiện hiện nay là nhận được sự san sẻ, tạo điều kiện của các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành công thương và TX.Tân Uyên, nơi địa bàn công ty trú đóng. Công ty chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng châu Âu, Nhật Bản… Cùng với đó là sự nỗ lực, chăm chỉ của công nhân, chia sẻ khó khăn với chủ DN, cùng công ty vượt khó.
Theo bà Châu, điều khó khăn nhất trong những tháng cuối năm nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều “rào cản” do thiếu vốn. Gần đây, Chính phủ có chính sách nới room tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất đã giúp giảm bớt khó khăn để tiếp tục tăng trưởng khá.
Các doanh nghiệp trong nước cũng mong muốn tỉnh sẽ tổ chức các đợt xúc tiến thương mại tại chỗ. Theo từng ngành hàng để kết nối và cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp FDI. Hiện các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đang tìm nguồn cung nguyên liệu trong nước để giảm chi phí vận tải, chủ động cho sản xuất. Doanh nghiệp trong nước có sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp FDI bảo đảm chất lượng, số lượng, giá cạnh tranh sẽ dễ dàng tìm được đối tác.
Nhiều doanh nghiệp trong nước nỗ lực lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng xanh, lấy công nghệ, giữ vững uy tín thương hiệu hàng Việt. Ông Lưu Trí, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công Nghiệp Nghệ Năng (TP. Thuận An), cho biết trong khó khăn, công ty bám sát chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Doanh nghiệp hiểu rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần phát triển bền vững thị trường trong nước qua việc xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Đồng thời, là động lực để các doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năm 2022, Công ty TNHH Nghệ Năng thường xuyên tham gia những đợt tổ chức hội chợ hàng tiêu dùng, đưa đến người tiêu dùng Việt sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh”, ông Lưu Trí cho biết thêm.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra những khó khăn của năm 2023 mà doanh nghiệp cần nhìn nhận và dự lường. Theo ông Thành, khảo sát nhanh của VCCI về triển vọng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam vừa qua ghi nhận có 9% DN được khảo sát cho biết tăng đơn hàng; 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới.
“Với những số liệu trên, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý I năm sau. Những biến động khó đoán định của thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh và sử dụng lao động”, ông Võ Tân Thành chia sẻ.
Chuyên gia tài chính, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, những khó khăn thách thức là tình hình chung của cả thế giới, song hiện Việt Nam vẫn có cơ hội nhất định. Theo quan sát xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 12-2022, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang từng bước kiểm soát những khó khăn xuất hiện nay như lãi suất cao, kẹt tín dụng… Không phải từ chính sách mà bất ổn của cách sử dụng vốn.
Từ đó kiểm soát từng bước uyển chuyển, không gây ra các cú sốc như giai đoạn 2011-2012. Ông Đinh Thế Hiển cũng dự báo lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II-2023. Các DN sản xuất, kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng với lãi suất tốt từ quý II trở đi. Ông cho rằng, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II-2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính.
Ông Lưu Trí, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nghệ năng, cho rằng hiện nay thị trường hàng nhái, hàng kém chất lượng đang trôi nổi rất nhiều trên thị trường. Để giúp các DN Việt trụ vững, các cấp các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và những hành vi gian lận thương mại khác. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cần tiếp tục tạo cơ hội để hàng Việt được cạnh tranh công bằng, bình đẳng với hàng ngoại nhập.